.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Hai, 5 tháng 7, 2021

Nướng gà bằng nồi chiên không dầu làm sao để tránh tình trạng chín ngoài sống trong, món ăn thấm vị nên biết mẹo này.

 

Để tránh mắc một số sai lầm khi nướng bằng nồi chiên không dầu, bạn nên tham khảo một số bí kíp dưới đây.

Với sự trợ giúp của nồi chiên không dầu, việc nấu nướng của chị em đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Đặc biệt với những món cần nhiều công sức như gà nướng nay trở nên vô cùng đơn giản. Nhưng làm sao khi làm món gà nướng để thành phẩm được vàng, ngon, chín và không bị khô, bạn có thể tham khảo một số mẹo dưới đây:

Cách ướp, nướng gà ngon bằng nồi chiên không dầu:

- Trước tiên, phải chọn gà ngon, cân nặng vừa phải.

- Ướp dầu ăn, gia vị (1 muỗng đường, 1 muối, 1 muỗng ớt bột, 1/2 bột ngọt, 1 dầu ăn, 1 mật ong, sả và tỏi băm nhuyễn xong trộn đều lên, tẩm ướp vào gà), để tủ lạnh càng lâu càng tốt, ít nhất là ướp 3-4 tiếng, nếu để qua đêm càng tốt.

- Để tránh tình trạng gà vàng ngoài và trong chưa chín, ở khâu set nhiệt độ của nồi chiên rất quan trọng:

Cho gà vào nồi: Lần đầu để 180 độ trong vào 20 phút.

Lần hai giảm xuống 135-140 độ cho 10 phút tiếp theo

Lần ba để 90 độ trong 10 phút.

- Xen giữa mỗi lần, kéo ra quét nhẹ lớp dầu ăn, mật ong, nước ướp gà dư ra.

Thành phẩm là món gà nướng vừa thấm gia vị, vừa mềm ngọt, vừa có màu đẹp.



Pha nước chấm gà gồm: 2 thìa muối, 1,5 thìa tiêu, 1 thìa ớt bột, 1/2 thìa đường, xíu bột ngọt, lá chanh, sả, ớt băm nhỏ và nửa miếng chanh.

Nguồn ảnh: Hong Nho.

Học ngay cách làm món đậu chiên trứng muối tiêu: Chỉ khoảng 20 nghìn mà người lớn trẻ nhỏ đều thích.

Đậu phụ là món ăn dân dã, rẻ tiền nhưng lại có nhiều cách chế biến thơm ngon, hấp dẫn bất ngờ. Trong đó, phải kể đến món đậu chiên trứng muối tiêu.

Nhiều người, đặc biệt là tín đồ thuần chay yêu thích các món ăn từ đậu vì thanh mát, dễ ăn và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Trong vô số món ngon từ đậu, phải kể đến món đậu chiên trứng muối tiêu. Để làm món này cũng khá đơn giản, công thức được một mẹ đảm chia sẻ dưới đây:

Nguyên liệu:

- Đậu phụ

- Trứng

- Bột năng, hạt nêm, hạt tiêu và dầu ăn.

Cách làm:

Đậu phụ mua về cắt miếng vuông, để ráo nước.

Lấy 2 muôi nhỏ bột năng rắc lên tô đậu đã để ráo nước lắc thật đều cho bột năng bám vào từng kẽ hở của miếng đậu.

Đổ nhẹ đậu vào chảo dầu nóng đã đặt trên bếp.

Cho 3 lòng đỏ trứng gà với 1 muỗng canh hạt nêm, 1/2 muỗng tiêu xay và và 1/2 muỗng dầu ăn. Tất cả đảo đều thành 1 hỗn hợp.


Đậu chín vàng vớt ra đĩa, bỏ hết dầu trong chảo ra bát riêng.

Sau đó cho đậu vào lại chảo và đổ hỗn hợp bên trên rồi đảo đều nhanh tay với lửa nhỏ.

Thành phẩm là món đậu chiên trứng muối tiêu khá bắt mắt. Món này, trẻ con người lớn đều thích. Ăn chơi, ăn nhậu hay ăn với cơm trắng đều được. Hơn nữa, món này cũng có giá thành khá rẻ, chỉ khoảng 20 nghìn bạn đã có ngay món ngon, lạ miệng đãi cả nhà.


Nguồn ảnh: Quỳnh Nga.

Món ngon từ vịt nổi tiếng khắp ba miền

Miền Bắc có vịt nướng Vân Đình tẩm ướp vừa miệng, nướng vàng thơm lừng. Miền Nam nổi tiếng với vịt nấu chao đậm đà nhúng lẩu cùng rau sống.

Vịt nướng Vân Đình là món ăn nổi tiếng gắn với địa danh Vân Đình thuộc huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Vịt cỏ phải chọn con béo vừa, chắc thịt, khi nướng chín thịt tuy mỏng mà không khô, xương mềm, ngọt, ăn không bị ngấy. Món vịt nướng được tẩm ướp vừa miệng, có màu vàng cánh gián, dậy mùi thơm của gừng, sả chấm cùng nước chấm pha vừa miệng đủ vị chua, cay, mặn rất hấp dẫn thực khách. Ảnh: Ngoisao

Vịt om sấu là một trong những món ăn hút khách vào mùa hè của Hà Nội nói riêng và các tỉnh thành miền Bắc nói chung. Sấu là loại quả đặc biệt được người miền Bắc chế biến thành nhiều món ăn độc đáo. Vịt được nấu kỹ, mềm thơm, ngọt thịt, cân bằng bởi vị chua thanh nhẹ của sấu xanh và vị bùi bùi của khoai sọ. Cắn một miếng thịt vịt nóng hổi đậm đà kèm thêm một quả sấu mềm tan trên đầu lưỡi, chỉ cần thêm ít bún tươi là đủ để ngồi lai rai cả buổi tối. Ảnh: Bùi Thủy
Bún măng vịt được nhiều người ưa thích bởi hương vị thơm ngon, khác lạ mà đậm đà. Thịt vịt vốn có vị ngọt, tính mát sẽ giúp người thưởng thức giải nhiệt ngày hè rất hiệu quả. Món ăn có nguyên liệu giản đơn là bún tươi sợi to, măng khô và thịt vịt cùng những phụ liệu. Vịt được luộc chín chặt thành từng miếng dày, nhiều nạc và mềm vừa phải. Lớp da ngoài hơi dai, dính một chút mỡ nên ăn không ngán. Tô bún sẽ bớt ngon nếu thiếu chén mắm gừng thơm cay chấm thịt vịt ăn cùng bún nóng và măng thơm lừng. Ảnh: Ngoisao
Vịt luộc chấm mắm gừng phổ biến cả ở miền Bắc lẫn miền Nam. Đây là món ăn dân dã được nhiều người ưa thích nhất bởi vừa dễ chế biến lại vừa ngon miệng. Thịt vịt vừa chặt xong, chỉ cần chấm vào chén nước mắm gừng là đủ để người ăn cảm thấy thú vị bởi miếng thịt mềm ngọt, phần da giòn giòn thấm vào nước mắm vừa mặn vừa chua ngọt vừa nồng cay hương gừng. Ảnh: MrTrue

Cháo vịt đặc sánh thường được nấu bằng gạo nếp pha lẫn gạo tẻ, một số nơi nấu cả với đậu xanh. "Nhân" của bát cháo là gan, mề, tiết, lòng, thịt vịt được xào lăn, tỏa mùi thơm ngào ngạt. Cháo vịt ăn ngon nhất lúc nóng, múc ra tô, rắc thêm hành lá, đầu hành, hành phi và hạt tiêu lên trên. Ảnh: Dulich Đà Nẵng
Cháo vịt đặc sánh thường được nấu bằng gạo nếp pha lẫn gạo tẻ, một số nơi nấu cả với đậu xanh. "Nhân" của bát cháo là gan, mề, tiết, lòng, thịt vịt được xào lăn, tỏa mùi thơm ngào ngạt. Cháo vịt ăn ngon nhất lúc nóng, múc ra tô, rắc thêm hành lá, đầu hành, hành phi và hạt tiêu lên trên. Ảnh: Dulich Đà Nẵng

Nếu bạn đã quen với món phở bò, phở gà truyền thống thì có thể thử thêm phở vịt quay thơm lừng khi đến thăm xứ Lạng. Bát phở cũng gồm đầy đủ bánh phở, hành, gia vị, hạt tiêu, một chút bột ngọt, nước dùng ăn cùng thịt vịt quay với lớp da đỏ bóng, mỡ màng. Thịt vịt mềm, đậm đà các gia vị tẩm ướp hòa quyện với những sợi bánh phở mỏng và hành lá tạo nên một chút vị mặn pha lẫn vị ngọt khá lạ miệng nhưng không hề khó ăn. Ảnh: An Thy

Bún vịt nấu tiêu là món ăn đặc trưng của Sóc Trăng, dùng vào buổi sáng hay trưa tùy thích. Vịt nấu tiêu phải chọn vịt xiêm còn tơ làm sạch, chặt từng miếng nhỏ rồi ướp tiêu đen đập dập, thêm gia vị cho ngấm. Thịt vịt xào săn với dầu, hành tỏi rồi cho nước dừa tươi vào đun cho thịt chín mềm. Bún được chần qua nước sôi cho vào bát, thêm giá, hẹ, lá húng quế, bắp chuối rồi chan nước dùng vào. Món bún nóng đậm đà, vị tiêu cay nồng cùng miếng vịt mềm ngọt ăn mãi không ngán. Ảnh: Trân Huỳnh Lê

Bánh xèo thịt vịt là đặc sản nổi tiếng ở Nam Bộ. Vỏ bánh xèo làm từ bột gạo ngon pha với nước cốt dừa, bột nghệ, hành lá xắt nhuyễn cùng gia vị. Vịt xiêm nhà nuôi bằng lúa, chuối cây, ốc... nên thịt chắc, không bị bở. Vịt làm sạch, thấy thịt ức băm nhuyễn, xào cùng cùng cổ hũ dừa xắt sợi, nêm gia vị vừa ăn để làm phần nhân. Vỏ bánh vàng nóng hổi, bên trong nhân thịt vịt thơm, thêm cổ hủ dừa mềm ngọt cuốn rau sống ăn cùng nước mắm làm người ta nhớ mãi. Ảnh: Bánh Xèo 7 Tới

Cà ri vịt  vị béo của nước cốt dừa, ngọt của khoai lang bí và thịt vịt mềm, chắc chấm cùng muối ớt tắc, món ăn kèm cùng bún hay bánh mì đều ngon. Riêng món bún cà ri dùng bún tươi sợi nhỏ, còn thơm mùi gạo, chan nước cà ri nóng cùng thịt và nguyên liệu lên trên, thêm rau thơm là đã có tô bún beo béo, thơm nồng. Ảnh: Huỳnh Nhi

Vịt nấu chao dùng loại vịt đồng, rửa sạch và sơ chế cùng gừng và rượu để khử mùi. Nồi vịt ngon phải có chao ngon, ướp chung với thịt vịt đã chặt nhỏ cùng gia vị và đem đi hầm với nước dừa tươi. Món ăn thêm ngon khi có huyết vịt, khoai môn, dọn ra với rau muống, mồng tơi, cải xanh, kèo nèo để nhúng lẩu ăn với bún. Ảnh: hien_khanh/Instagram

Huỳnh Nhi










































Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.