.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Năm, 29 tháng 7, 2021

Phát hiện di tích khảo cổ lớn từ Thời kỳ đồ đá tại Maroc

 

Phát hiện mới này cho thấy ngành chế tạo công cụ bằng đá Acheulian ở Bắc Phi, gắn liền với người cổ đại Homo erectur, bắt đầu xuất hiện sớm hàng trăm nghìn năm so với giả thuyết trước đây.

(Nguồn: theguardian)

Một nhóm khảo cổ quốc tế ngày 28/7 công bố phát hiện địa điểm chế tạo rìu đá cổ xưa nhất vào Thời kỳ đồ đá ở Bắc Phi, cách đây 1,3 triệu năm.

Phát hiện mới này cho thấy ngành chế tạo công cụ bằng đá Acheulian ở Bắc Phi, gắn liền với người cổ đại Homo erectur, bắt đầu xuất hiện sớm hàng trăm nghìn năm so với giả thuyết trước đây.

Trước phát hiện này, ngành chế tạo công cụ đá Achelian (đặt theo tên của địa điểm khảo cổ Saint Acheul ở vùng hạ lưu thung lũng Sommes của Pháp) tại Maroc được cho là bắt đầu xuất hiện cách đây 700.000 năm.

Nhóm 17 nhà khảo cổ người Maroc, Pháp và Itay đã tìm thấy địa điểm trên khi tiến hành khai quật một mỏ đá ở ngoại ô thành phố Casablanca của Maroc.

Địa điểm này nằm ở khu vực Thomas Quarry I, nơi nổi tiếng lần đầu tiên vào năm 1969, khi tại đây các nhà khảo cổ tìm thấy một nửa hàm dưới của người cổ đại trong một hang động.

Đồng giám đốc chương trình “Thời tiền sử của Casablanca,” ông Abderrahim Mohib, người Maroc gốc Pháp, cho rằng phát hiện lớn này góp phần làm phong phú thêm cuộc tranh luận về sự xuất hiện của ngành đồ đá Achelian ở châu Phi.

Theo ông, nghiên cứu tại Casablanca đã được tiến hành trong nhiều thập kỷ và đem lại “một trong những bộ sưu tập giàu có nhất về đồ đá Achelian."

Ông nhấn mạnh: “Phát hiện này rất quan trọng vì chúng ta đang nói về thời tiền sử, một giai đoạn phức tạp có rất ít dữ liệu.”

Ông Mohib cũng cho rằng khả năng của người tiền sử thiết kế hình dạng công cụ theo ý muốn như trong phát hiện mới nhất nói trên “là một tiến bộ công nghệ rất quan trọng.”

Về phần mình, nhà khảo cổ người Maroc Abdelouahed Ben Ncer cho biết với phát hiện trên, thời điểm xuất hiện ngành đồ đá Acheulian ở Maroc gần với thời điểm xuất hiện ngành này ở miền Đông và Nam châu Phi, cách đây 1,6 triệu và 1,8 triệu năm.

Trước đó, người tiền sử sử dụng các công cụ bằng đá cuội thô sơ hơn, được biết đến là Oldowan.

Chương trình “Thời tiền sử của Casablanca” là kết quả hợp tác giữa Viện Khảo cổ học Maroc (INSAP), Đại học Paul-Valery Montpellier 3 tại thành phố Montpellier (Pháp) và Bộ Ngoại giao Pháp. Các phòng thí nghiệm Pháp và Italy cũng tham gia dự án này./.

Bích Liên (TTXVN/Vietnam+)

Dấu tay 500 năm tuổi của bậc thầy hội họa trên bức tượng sáp.

Các chuyên gia tại một bảo tàng ở London, Anh tìm thấy dấu vân tay của bậc thầy hội họa thời Phục hưng Michelangelo trên tác phẩm điêu khắc bằng sáp 500 năm tuổi.

Dấu tay 500 năm tuổi được phát hiện tại Bảo tàng Victoria & Albert (Anh) trên phần mông của bức tượng sáp nhỏ là tác phẩm của Michelangelo.

"Thật thú vị khi một trong những vân tay của Michelangelo có thể tồn tại trong tượng sáp. Nhưng dấu hiệu như vậy cho thấy sự hiện diện vật chất của quá trình sáng tạo của một nghệ sỹ. Đó là nơi tâm trí và bàn tay bằng cách nào đó kết hợp với nhau", Victoria Oakley - người phụ trách bảo tàng Peta Motture cho biết.

Bức tượng sáp mang tên "Nô lệ". (Ảnh: BBC Two)

Bức tượng sáp khắc họa hình ảnh nô lệ này được cho là được dùng làm mẫu cho bức tượng đá cẩm thạch "Young Slave" thiết kế cho lăng mộ của Giáo hoàng Julius II trong Vương cung thánh đường Thánh Peter ở Vatican.

Tuy nhiên, Young Slave không bao giờ được hoàn thiện và hiện được lưu trữ ở Bảo tàng Victoria và Albert.

"Mô hình sáp này lẽ ra không tồn tại. Đó là điều đáng chú ý về nó. Người nghệ sỹ có lẽ không hề nghĩ tới chuyện nó sẽ tồn tại thêm vài thế kỳ", Oakley cho hay.

Theo The Times, bức tượng sáp ban đầu được đặt trong một phòng trưng bày. Tới mùa xuân ấm áp bất thường năm 2020, nó được chuyển tới một khu vực mát hơn. Khoảng 5 tháng sau đó, một chuyên gia của bảo tàng nhận thấy dấu vân tay lạ trên bức tượng. Các chuyên gia cho rằng việc nhiệt độ thay đổi khiến dấu vân tay in trên tượng sáp "phát lộ".

Michelangelo sinh ra ở Tuscany năm 1475 và mất ở Rome năm 1564, là một nhà điêu khắc, họa sĩ, kiến trúc sư, và nhà thơ nổi tiếng người Italia. Ông là chủ nhân của những kiệt tác như tượng David, các bức tranh Kinh Thánh trên trần Nhà nguyện Sistine.

Diệu Hoa (Nguồn: New York Post)

Xác ướp 7000 năm tuổi được đưa vào danh sách Di sản thế giới.

Xác ướp của người Chinchorro, được xem là xác ướp do con người tẩm liệm có niên đại cổ nhất lịch sử, đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản Thế giới của vào ngày 27/7 vừa qua.

Tờ Daily Mail đưa tin, trong phiên họp thứ 44 của Ủy ban Di sản Thế giới, được tổ chức trực tuyến tại Phúc Châu (Trung Quốc) hôm 27/7, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã chính thức thông báo sẽ đưa "khu định cư và kỹ thuật ướp xác của nền văn hóa Chinchorro" vào hạng mục "uy tín" trong danh sách di sản thế giới.

Theo thông báo chính thức của UNESCO, kỹ thuật ướp xác và địa điểm khai quật những xác ướp của người Chinchorro "đều là bảo chứng cho một nền văn minh săn bắn, hái lượm của những người từng sinh sống ở bờ biển phía bắc sa mạc Atacama tại Chile từ khoảng năm 5450 đến năm 890 trước Công nguyên. Đây là những bằng chứng khảo cổ học lâu đời nhất được biết đến về quá trình ướp xác bởi bàn tay con người".

Bernardo Arriaza, nhà nhân chủng học người Chile, cho biết trước báo chí: "Thông qua nhiều chuyên gia khác nhau, UNESCO đánh giá các khu định cư và kĩ thuật ướp xác nhân tạo của nền văn hóa Chinchorro có giá trị đặc biệt, mang tầm quan trọng toàn cầu".

Những xác ướp được khai quật của người Chinchorro. Ảnh: R6nationals.

Chinchorro là tên của những nhóm người sinh sống từ cách đây hơn 7.000 năm tại các khu vực giao nhau giữa sa mạc và Thái Bình Dương, mà ngày nay là phía nam Peru và phía bắc Chile.

Quá trình ướp xác của người Chinchorro bắt đầu từ việc loại bỏ hoàn toàn nội tạng, ruột và các mô của thi thể. rồi được nhồi thay thế bằng các loại sợi thực vật cùng lông động vật. Lớp da của người chết được lột bỏ, và phần đầu được khâu kín với bộ tóc giả màu đen. Cuối cùng, xác ướp được phủ một lớp sơn màu đỏ hoặc đen được pha chế từ đất, bột màu, mangan và oxit sắt.

Những xác ướp đầu tiên của người Chinchorro được phát hiện và khai quật ở Chile vào đầu thế kỷ 20. Chúng được xác định có niên đại hơn 7.000 năm, tức xuất hiện sớm hơn những xác ướp của Ai Cập cổ đại tới hơn 2.000 năm.

Việt Anh

Khám phá Nepal qua những lễ hội truyền thống đầy màu sắc.

Nepal là quốc gia thu hút rất nhiều du khách không chỉ bởi địa thế núi non hùng vĩ mà còn là một địa điểm du lịch thú vị với cảnh quan thiên nhiên tráng lệ, các đền đài và những lễ hội độc đáo.

1. Lễ hội Dashain

https://dulich.petrotimes.vn/

Nhắc tới lễ hội ở Nepal lớn nhất thì không ai là không biết tới lễ hội Dashain. Lễ hội này được tổ chức giống như ngày tết đoàn viên, là thời gian mà các thành viên trong gia đình hội họp với nhau, cùng chúc nhau những điều tốt đẹp nhất.

https://dulich.petrotimes.vn/

Đặc biệt, trong lễ hội diễn ra rất nhiều nghi thức thú vị như: lễ ươm mầm cây, vào rừng chặt tre, tế thần và không thể thiếu đó là nghi thức trao Tikaa và lì xì. Không những vậy, trong 10 ngày diễn ra lễ hội, các hàng quán ở đây đều đóng cửa và trong các bữa tiệc sẽ không có rượu bia.

2. Lễ hội Tihar

https://dulich.petrotimes.vn/

Đây cũng là lễ hội nổi tiếng ở Nepal được tổ chức hoành tráng, quy mô chỉ đứng sau lễ hội Dashain. Trong 5 ngày diễn ra lễ hội Tihar, người dân nơi đây sẽ tiến hành thực hiện các nghi tế thần Yama và tế thần Laxmi.

https://dulich.petrotimes.vn/

Theo lịch truyền thống của những người Newar thì đây chính là ngày khởi đầu của một năm mới. Cộng đồng người Newar gọi ngày này là ngày “Mha Puja” (ngày tự tôn sùng bản thân). Họ sẽ chuẩn bị một bữa tiệc lớn để cùng nhau ăn mừng, với thật nhiều những món ngon.

https://dulich.petrotimes.vn/

3. Lễ hội Maha Shivaratri

https://dulich.petrotimes.vn/

Maha Shivaratri - lễ hội diễn ra đêm tôn thờ thần Shiva, là một lễ hội Hindu được tổ chức vào “đêm thứ 14 của mặt trăng mới” trong tháng Phalgun theo lịch Hindu. Phần chính của lễ hội này thường rơi vào một đêm tháng 2 không trăng, khi người Hindu dâng lời cầu nguyện đặc biệt cho thần Shiva - chúa tể của sự hủy diệt.

https://dulich.petrotimes.vn/

Tín đồ Hindu tin rằng đêm đó thần Shiva sẽ thực hiện Tandava Nritya - điệu nhảy để sáng tạo sự nguyên thủy, bảo tồn và hủy diệt. Lễ hội diễn ra trong một ngày một đêm.

https://dulich.petrotimes.vn/

4. Lễ hội Holi

https://dulich.petrotimes.vn/

Holi thường bị gọi nhầm là lễ hội sắc màu của người Ấn Độ, trong khi thực tế đó là lễ hội của người Hindu, vì vậy nó cũng được tổ chức rất sôi nổi ở Nepal. Lễ hội đánh dấu sự kết thúc của mùa đông và khởi đầu của mùa xuân.

https://dulich.petrotimes.vn/

Sự khởi đầu của Holi được đánh dấu bằng việc đốt một hình nộm để biểu thị sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác. Đêm vui chơi quanh đống lửa diễn ra cho đến khi than hồng tàn hết. Sáng hôm sau, mọi người bắt đầu bôi bột màu lên nhau, thậm chí đôi khi họ còn dùng một chút cần sa.

5. Lễ hội Indra Jatra

https://dulich.petrotimes.vn/

Indra Jatra là một lễ hội quan trọng được tổ chức hằng năm tại thung lũng Kathmandu nhằm kỷ niệm kết thúc mùa gió mùa. Cái tên "Indra" được lấy theo tên vị thần mưa và thiên đàng. Lễ hội diễn ra trong 8 ngày, xuyên suốt lễ hội, mọi người sẽ cùng thờ cúng, ca hát, nhảy múa và tiệc tùng.

https://dulich.petrotimes.vn/

Lễ hội bắt đầu bằng việc mọi người cùng dựng một cây thông lên ở Quảng trường Basantapur trước Cung điện Hanuman Dhoka cũ.

6. Lễ hội Tiji

https://dulich.petrotimes.vn/

Lễ hội đầy màu sắc Tiji kéo dài ba ngày với tên gọi “Cuộc đuổi bắt quỷ dữ” được tổ chức hằng năm ở thủ phủ Lo manthang.

https://dulich.petrotimes.vn/

Tham gia lễ hội để có thể chứng kiến những sự kiện văn hóa tuyệt vời và để hiểu rõ hơn về truyền thống của người dân Mustang. Vào thời gian này, người dân địa phương từ khắp nẻo đường của vương quốc đi bộ đến thủ đô Lo Manthang, con đường mòn trở nên nhộn nhịp bởi những người hành hương và những đoàn la thồ hàng hóa qua lại. Trong quá trình diễn ra lễ hội, các nhà sư vận trang phục đặc sắc và đeo mặt nạ sặc sỡ nhảy cùng điệu trống và lời cầu nguyện để đuổi linh hồn quỷ dữ đi xa.

Thu Hường







































Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.