.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Ba, 27 tháng 7, 2021

Vì sao nước Thái Bình Dương và Đại Tây Dương lại 'tách đôi': Đáp án khiến bạn ngạc nhiên!

 

Dường như có 1 bức tường vô hình, ngăn cản hai vùng đại dương 'giao lưu, gặp gỡ'.

Rất nhiều người cho rằng, các vùng biển là một khối thống nhất và chúng chỉ được người ta phân thành các đại dương để đặt tên. Tuy nhiên các đại dương thực tế lại có những ranh giới đầy sống động, bất ngờ.

Nếu đến vùng ranh giới giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, bạn sẽ một phen "Ố á" vì hiện tượng thiên nhiên quá đỗi kỳ thú. Theo đó vùng nước giữa hai đại dương có đường ranh giới phân chia rõ rệt. Nhìn từ trên cao, du khách có thể thấy hai vùng nước không hòa lẫn vào nhau và có màu sắc khác biệt.


Thái Bình Dương và Đại Tây Dương nhìn từ trên cao.

Vậy vì sao nước của 2 vùng đại dương này lại tách đôi?

Câu trả lời là do cấu tạo nước của hai đại dương này khác nhau. Theo đó, nước của Thái Bình Dương có độ mặn, thành phần, mật độ và cấu trúc hóa học khác so với Đại Tây Dương. Phần đường ranh giới được gọi là vùng đệm của đại dương. Các chuyên gia gọi là Haloclin – hiện tượng làm ranh giới giữa các vùng nước có độ mặn khác nhau. Hiện tượng này xuất hiện giữa những dòng nước có độ mặn chênh nhau ít nhất 5 lần.

Trước đó, nhà thám hiểm người Pháp Jacques Cousteau (1910-1997) từng lặn xuống eo biển Gibraltar (eo biển hẹp nối liền Địa Trung Hải với Đại Tây Dương) và phát hiện thấy các lớp nước có độ mặn khác nhau giống như được phân chia bởi một lớp màng trong suốt. Không chỉ vậy, mỗi lớp nước lại có một hệ động thực vật riêng.

Nơi giao nhau giữa hai biển Skagerrak và Kattegat.


'Tử thần sa mạc' sở hữu thứ 'đắt hơn vàng': Hơn 10 triệu USD cho 1 lít.

Chất độc tự nhiên từ các loài động vật được sử dụng như một loại thuốc giải độc nếu con người bị chúng cắn. Những nọc độc này là chất độc đa dụng. Công dụng dược phẩm của chúng là giảm đau, giảm huyết áp và phá vỡ cục máu đông. Đó là lý do tại sao chúng quý giá va được bán với 'giá cắt cổ' như vậy.

Dưới đây là một số độc tố dược phẩm đắt nhất hiện có (tính theo đơn vị tiền Mỹ trên một gallon (tương đương 3,7 lít), 1 gram và 1 ml:

1. Bọ cạp Deathstalker

Danh pháp khoa học: Leiurus quinquestriatus

Giá 39 triệu USD/gallon

Nọc độc của bọ cạp Deathstalker hay bọ cạp tử thần là loại nọc có độc tính mạnh nhất trong số 1000 loài bọ cạp sinh sống trên Trái Đất.

Nọc chúng được xếp hạng là dòng nọc độc đắt nhất thế giới - Ở mức 39 triệu USD/gallon, hay khoảng hơn 10 triệu USD cho một lít nọc độc. Nghĩa là, bạn sẽ phải mất 130 USD để có được một giọt nọc độc nhỏ hơn 1 hạt đường.

Bọ cạp Deathstalker. Ảnh: Animal Planet

Lý do hoàn toàn chính đáng: Thứ nhất, nọc độc của bọ cạp tử thần đau gấp 100 vết ong chích. Chúng được ví là "thần chết sa mạc" ở khu vực sa mạc Bắc Phi và Trung Đông. Với lượng độc tố thần kinh cực mạnh, bọ cạp tử thần tuy nhỏ (dài 10cm) nhưng có thể khiến người vắt nọc bị nguy hiểm đến tính mạng nếu không được can thiệp y tế kịp thời.

Thứ hai, nọc của bọ cạp cực kỳ khó lấy. Hơn nữa, mỗi một cú chích của nó chỉ cho ra 2 miligram nọc độc. Để dễ hình dung, nếu bạn muốn vắt nọc 1 con bọ cạp cho đầy 1 gallon (khoảng 3,7 lít) thì bạn phải thực hiện việc đó khoảng 2,64 triệu lần!

Theo các nhà khoa học, nọc độc của bọ cạp tử thần có thể điều trị các bệnh viêm ruột, viêm khớp dạng thấp và bệnh đa xơ cứng.

2. Rắn hổ mang chúa

Danh pháp khoa học: Ophiophagus hannah

Giá: 153.000 USD/gallon

Mặc dù có thể rẻ hơn nhiều so với nọc độc của bọ cạp tử thần nhưng nọc độc của rắn hổ mang chúa vẫn có giá 153.000 USD/gallon.

Ảnh: HUGH KINSELLA CUNNINGHAM / BBC

Một vết cắn của loài rắn độc dài nhất thế giới này có thể quật chết một con voi trưởng thành. Độc tính mạnh cộng với việc nọc độc của rắn hổ mang chúa chứa một loại protein mạnh được gọi là ohanin, có khả năng điều trị đau mãn tính, đã khiến cho chúng nằm ở vị trí thứ hai trong bảng danh sách 8 nọc độc đắt nhất hành tinh này.

3. Rắn san hô

Danh pháp khoa học: Micrurus

Giá: 4.000 USD/gram

Ảnh: Emborapets

Không ai ngờ loài rắn với vẻ ngoài nhỏ nhắn và xinh đẹp này lại sở hữu nọc độc mạnh thứ hai trong số các loài rắn độc trên thế giới, sau nọc độc của Mamba đen.

Nọc rắn san hô có giá trên 4.000 USD/gram, phản ánh một loạt các mục đích sử dụng trong y tế. Nghiên cứu cho thấy nọc rắn san hô có thể có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn.

4. Rắn nâu Úc

Danh pháp khoa học: Pseudonaja

Giá: 4.000 USD/gram

Ảnh: Matt Summerville / The Conversation

Rắn nâu Úc có nọc độc rất mạnh và được xếp vào hàng là một trong những loài rắn nguy hiểm nhất thế giới. Ngay cả những con non cũng có thể mang một liều độc gây tử vong cho con người.

Trên thị trường, một gam nọc độc của loài rắn này có giá khoảng 4.000 USD. Chất lỏng gây chết người được sử dụng trong sản xuất huyết thanh kháng độc và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

5. Rắn tử thần sa mạc

Danh pháp khoa học: Acanthophis pyrrhus

Giá: 3.000 USD/gram

Ảnh: Karl H. Switak/Fineartamerica

Có nguồn gốc từ Úc, rắn tử thần sa mạc (Desert death adder) nổi bật với hai màu rực lửa - đỏ gạch và vàng. Chúng là một trong những loài rắn đất độc nhất thế giới.

Nọc độc chứa đầy độc tố thần kinh của rắn tử thần sa mạc có giá 3.000 USD/gram. Độc tính mạnh của nó được các nhà khoa học sử dụng để chế biến các loại thuốc hữu ích.

6. Cóc Kassina sủi bọt

Danh pháp khoa học: Kassina Senegalensis

Giá: 1.600 USD/gram

Ảnh: Bestvenompharmacy

Còn được gọi là ếch chạy Senegal, loài lưỡng cư có màu ô liu này có lớp da tự vệ chứa đầy chất độc chết người. Chất nhờn độc hại này có giá khổng lồ 1.600 USD một gram.

Sở dĩ chúng có mức giá đó là vì trong thành phần nọc độc của chúng có chứa thành phần mang tên Kassinin - đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu y học.

7. Nhện mạng phễu Úc

Danh pháp khoa học: Macrothele raveni

Giá: 1.350 USD/gram

Ảnh: Internet

Là một trong những loài nhện độc nhất thế giới, nhện mạng phễu chứa nọc độc được bán với giá 1.350 USD/gram.

Nọc độc đắt tiền của loài săn mồi có răng nanh này có thể có đặc tính chống ung thư, chống lại bệnh gan và béo phì. Mức giá này còn được chứng minh bởi khả năng chống lại cơn đau, chứng động kinh và đột quỵ.

8. Ốc nón

Danh pháp khoa học: Coninae

Giá: 800 USD/ml

Ảnh: Internet

Mặc dù có vẻ ngoài hiền lành những ốc nón là một kẻ săn mồi đáng sợ khi chúng có thể tiêm chất độc có tác dụng gây tê vĩnh viễn vào con mồi.

Liều độc chứa độc tố thần kinh của ốc nón có thể gây chết người trong vòng 2-3 phút nếu không được can thiệp y tế kịp thời. Tác nhân chính của độc tố, ziconotide, có trong thuốc điều trị đau mãn tính nặng Prialt. Prialt được quảng cáo là mạnh hơn morphin 1.000 lần.

Theo Trang Ly/Pháp luật & Bạn đọc

Boongke thời Thế chiến thứ 2 thành cung thiên văn.

Có những góc nhìn đẹp với hình ảnh sống động là cảm nhận của những du khách khi đến cung thiên văn ở Bảo tàng La Coupole, vốn được cải tạo từ một boongke thời Thế chiến thứ 2.

Cung thiên văn học La Coupole

Boongke La Coupole tọa lạc ở Pas-de-Calais, miền Bắc nước Pháp, có thời gian bị bỏ hoang và hư hại nặng nề sau khi kết thúc chiến tranh. Đây là một công trình do Đức quốc xã xây dựng để phóng tên lửa vào London và miền Nam nước Anh. Để ngăn La Coupole được tái sử dụng làm căn cứ quân sự, Thủ tướng Winston Churchill khi đó đã ra lệnh phá bỏ một phần. Đến cuối những năm 1990, La Coupole được chuyển thành bảo tàng chiến tranh.

Nhận thấy vị trí lý tưởng của La Coupole, Công ty With RSA Cosmos đã chuyển đổi một khu vực ở bảo tàng thành địa điểm thu hút giới đam mê thiên văn học. Với hệ thống kỹ thuật số ứng dụng công nghệ 3D và sự kết hợp giữa phần mềm SkyExplorer 2021 cùng 12 máy chiếu VPL-GTZ380 4K được lắp đặt trong mái vòm, du khách được trải nghiệm hình ảnh sống động và siêu thực về hệ Mặt trời, thứ tự xuất hiện, kích cỡ và tính chất của mỗi hành tinh.

Các máy chiếu có khả năng điều chỉnh độ tương phản theo từng cảnh, sử dụng công nghệ tích hợp để giảm nhòe chuyển động và có thể tăng cường màu sắc và độ tương phản của hình ảnh dải ngân hà khi quan sát. Cung thiên văn trang bị chỗ ngồi thoải mái, với mỗi hàng ghế đều có bảng điều khiển phục vụ cho sự tương tác của khán giả, thậm chí cho phép người tham gia điều khiển hình ảnh trong các mô phỏng để có trải nghiệm sống động hơn thông qua sự tương tác.

PHƯƠNG NAM



































Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.