.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

10 dấu hiệu của bệnh thận

Hơn 90% những người có dấu hiệu của bệnh thận mà không biết. Trong khi cách duy nhất để biết chắc chắn mắc bệnh hay không là phải xét nghiệm. Tuy nhiên, vẫn có một số dấu hiệu báo trước về bệnh thận, nhất là với những người có yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, tiểu đường, tiền sử gia đình và người già 60 tuổi trở lên.
Bài viết liên quan
  • Tăng nguy cơ suy thận từ thuốc nam?
  • Chất độc “ẩn nấp” trong đĩa thức ăn
  • Ô nhiễm không khí làm tăng tỉ lệ bệnh thận
  • Thiếu máu do suy thận mạn dễ tử vong vì đột quỵ

Ngày càng mệt mỏi, hoặc khó tập trung. Một khi chức năng thận của cơ thể bị suy giảm nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến sự tích tụ các độc tố và các tạp chất trong máu. Điều này có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống và rất khó tập trung tinh thần. Ngoài ra, một biến chứng của bệnh thận là thiếu máu, từ đó cũng có thể gây ra yếu đuối và mệt mỏi.
Rối loạn giấc ngủ. Khi thận lọc không đúng cách, chất độc ở lại trong máu nhiều hơn, thay vì bị lọc ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Điều này có thể làm cho con người ta khó ngủ. Bên cạnh đó, còn có một mối liên hệ giữa chứng béo phì với bệnh thận mãn tính cũng như người mắc bệnh thận mãn tính hay bị ngưng thở khi ngủ.
Da khô và ngứa. Thận khỏe có thể đảm nhiệm những công việc quan trọng như loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, giúp sản sinh các tế bào hồng cầu, giúp cho xương chắc khỏe và duy trì đủ lượng khoáng chất trong máu. Da khô và ngứa có thể là một dấu hiệu của bệnh về chất khoáng và xương khi thận không còn khả năng giữ cân bằng các khoáng chất và chất dinh dưỡng trong máu.
Mót tiểu thường xuyên hơn. Nếu cảm thấy cần phải đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm, đó có thể là một dấu hiệu của bệnh thận. Khi bộ lọc của thận không khỏe, nhu cầu đi tiểu gia tăng. Ngoài ra, đi tiểu thường xuyên cũng có thể là một dấu hiệu của một nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới.
Tiểu ra máu. Thận khỏe có nhiệm vụ lọc chất thải từ máu để tạo ra nước tiểu. Tuy nhiên, khi thận bị hư hại, các tế bào máu có thể bắt đầu “rò rỉ” ra ngoài theo nước tiểu. Ngoài báo hiệu bệnh thận, máu trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của khối u, sỏi thận hay nhiễm trùng.
Bọng dai dẳng quanh mắt. Protein trong nước tiểu là một dấu hiệu sớm của hiện tượng thận kém lọc. Bọng xung quanh mắt có thể báo hiệu thực tế rằng thận đang bị rò rỉ một lượng lớn protein trong nước tiểu, hơn là giữ nó trong cơ thể.
Nước tiểu có bọt. Bong bóng quá nhiều trong nước tiểu có thể là dấu hiệu cho thấy protein có trong nước tiểu.
Sưng mắt cá chân và bàn chân. Chức năng thận giảm có thể dẫn đến việc giữ natri, gây sưng ở bàn chân và mắt cá chân. Sưng ở chi dưới cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh tim, bệnh gan và các vấn đề tĩnh mạch chi mạn tính.
Chán ăn. Đây là một triệu chứng rất chung chung, nhưng sự tích tụ các độc tố do suy giảm chức năng thận có thể là một trong những nguyên nhân.
Bị chuột rút. Mất cân bằng điện giải và chuột rút thường do chức năng thận suy giảm.

5 đồ vật cấm kị lau bằng khăn giấy

Khăn giấy đa năng có thể dùng để lau bàn, lau ghế, những đồ gia dụng nhỏ trong nhà. Tuy vậy, có những nơi bạn tuyệt đối không bao giờ được sử dụng khăn giấy, nếu không muốn làm hỏng đồ vật trong nhà. Carolyn Forte, Giám đốc Phòng thí nghiệm tại Viện Vệ sinh, đã đưa ra danh sách cần nắm rõ cho các bà nội trợ.
1. Kính mắt
me
Khăn giấy không làm hỏng gọng kính mà là mắt kính. 
Khăn giấy không làm hỏng gọng kính mà là mắt kính. "Mắt kính ngày nay luôn có một lớp phủ mà nếu sử dụng khăn giấy khô có thể để lại những vết xước nhỏ", cô Carolyn . Vì vậy, luôn nhớ lau kính bằng khăn chuyên dụng được sử dụng loại vải mềm do  nhãn khoa cung cấp.
2. Đồ gỗ bám bụi
"Bụi và khăn giấy sẽ mài mòn lớp bề mặt phía trên của bề mặt gỗ". Bụi khô kết hợp với khăn giấy sẽ không khác gì chà một miếng giấy nhám lên trên đồ nội thất của gia đình, làm bong lớp sơn bóng phía trên. Do đó, vệ sinh đồ gỗ nên dùng khăn vải ẩm để tránh làm bong tróc mặt sơn và mài mòn mặt gỗ.
3. Thiết bị điện tử
me
Khăn giấy có thể làm hỏng các bề mặt nhạy cảm như màn hình 
Khăn giấy có thể làm hỏng các bề mặt nhạy cảm như màn hình điện thoại. Sử dụng một mảnh vải nhỏ và cồn chuyên dụng để làm sạch sâu các thiết bị điện tử.
4. Vết bẩn trên thảm
Sử dụng khăn giấy để lau thảm sẽ chỉ làm cho những vết bẩn ngấm sâu hơn vào những thớ vải và vụn giấy nát ra bám vào trong những sợi lông, sợi len. Đối với những chiếc thảm trong nhà, cô Carolyn khuyên bạn sử dụng mảnh vải trắng để thấm (không chà) các vết bẩn. 
5. Áo dạ tối màu
"Khi bạn sử dụng khăn giấy để lau vết bẩn trên vải tối màu, đặc biệt là màu đen hoặc navy, nó có thể để lại xơ giấy trên vải. Khăn giấy bị ẩm còn cho kết quả kinh khủng hơn". Vì vậy, nếu có trót dính bẩn ra quần áo, hãy dùng một miếng vải sạch để lau.

Nguy hại từ việc dùng khăn giấy ướt

Khăn giấy ướt gây nguy cơ ung thư vú, vô sinh nam
Báo điện tử Kiến thức dẫn lời TS Nguyễn Hoàng Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc cho hay, "gia đình Paraben có nhiều chất khác nhau như Methyl Paraben, Ethyl Paraben, Propyl Paraben, Isobuty Paraben, n-buty Paraben. Dù khác về gốc hóa học nhưng bản chất của chúng đều giống nhau. Trước đây, các nhà khoa học đã đề cập đến việc paraben gây tác hại cho người sử dụng vì có nghiên cứu liên quan đến ung thư vú, vô sinh nam... Nguy hại này đã được xem xét trong thuốc vì đó là sản phẩm hấp thu trực tiếp vào người, tuy nhiên trên giấy ướt để sử dụng trên da thì chưa được ghi nhận.
Ở góc độ khác, PGS.TS Đỗ Quang Huy, Khoa môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, paraben trước đây được biết đến như một chất bảo quản mỹ phẩm được sử dụng rộng rãi vì có tính chất chống nấm và vi khuẩn vượt trội. Tuy nhiên, những năm gần đây người ta đã đưa ra những nghiên cứu cho thấy có sự liên quan của paraben với các nguy cơ  cao đối với con người, đặc biệt là phụ nữ. Cụ thể, người ta tìm thấy ở các khối u của ung thư vú có chất này. Đồng thời, paraben còn có thể gây nên vô sinh nam, gây dậy thì sớm ở bé gái. Chưa dừng lại ở đó, các khả năng gây kích ứng da khi sử dụng cũng như tăng khả năng bắt nắng hơn được các nhà khoa học ghi nhận.
"Các giả thiết cho thấy, paraben sử dụng trên bề mặt da sẽ thẩm thấu và tích lũy lại để gây tác hại. Dù điều này chưa được chứng minh nhưng cũng là những cảnh báo cho người sử dụng phòng tránh", PGS.TS Đỗ Quang Huy cho hay.
Một nghiên cứu mới phát hiện, các sản phẩm giấy ướt thông dụng có thể khiến trẻ em bị đau đớn do nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da vì hóa chất bảo quản. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu của Mỹ cho hay, trong các loại giấy ướt trên thị trường hiện nay thường có một chất bảo quản có tên gọi methylisothiazolinone (MI) có thể gây dị ứng cho một số trẻ. Đây chính là chất làm tăng đột biến các phản ứng dị ứng nguy hiểm được tìm thấy trong phần lớn các sản phẩm làm đẹp.

Gừng trị bệnh tiết niệu, tê thấp

Gừng không chỉ là gia vị quen thuộc, đem lại hương vị cho món ăn, giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn dễ dàng...
Gừng không chỉ là gia vị quen thuộc, đem lại hương vị cho món ăn, giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn dễ dàng, còn là một dược liệu sử dụng rất phổ biến trong y học cổ truyền từ xa xưa. Gừng chứa axit glutamic, glycine, serin, axit aspartic, zingiberol, aldehyde, chất cay zingeron, shogaola, tinh bột... có nhiều tác dụng dưỡng sinh và phòng trị cảm, bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu,... Sau đây là một số cách dùng gừng trị bệnh đường tiết niệu, tê thấp...
Bí tiểu: dùng gừng tươi 1 lát, ngải cứu 3-6g. Gừng đặt dưới rốn 4-5cm trên đặt lá ngải cứu đã hơ nóng, làm nhiều lần đi tiểu được. Hoặc dùng điếu ngải cứu đốt cháy như điếu thuốc rồi hơ nóng trên gừng.
Phù thũng do viêm thận: gừng tươi 50g, hành củ 7 củ, cá quả 1 con khoảng 500g, bí xanh 500g, đường phèn 250g, rễ cỏ tranh 500g, táo tàu 300g, chè tươi 200g, đường phèn 250g. Các vị thuốc cho vào nồi, đổ 1 lít rưỡi nước nấu sôi một lúc, gạn lấy nước bỏ bã, lại đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 1 lít. Cá quả làm sạch cho vào nồi đất, đổ nước thuốc vào, đun nhỏ lửa cho đến khi cá chín nhừ, cho hành củ và đường phèn vào, chia làm 3 lần ăn hết cá và nước trong ngày.
Tiểu són: gừng tươi 6g, lá ngải cứu 20g, hồi hương 20g, nhân bạch quả (rang vàng thơm) 12g. Tất cả giã nhuyễn đắp vào bụng dưới, sau đó dùng điếu ngải cứu 2-3 lần. Ngày đắp thuốc 1 lần.
Liệt dương, sợ lạnh, đái dầm nhiều: gừng tươi 150g, thục phụ phiến 30g, thịt chó 1.000g, tỏi hành đủ dùng. Thục phụ phiến cho vào ấm đun sôi nhỏ lửa khoảng 2 tiếng đồng hồ. Gừng tỏi hành rửa sạch thái nhỏ, tất cả cho vào ấm nước thục phụ phiến nấu chín nhừ. Chia nhiều lần ăn cả cái và nước.
Di tinh, liệt dương: gừng tươi 5 lát, cá chạch 400g, táo tàu 6 quả (bỏ hạt). Cá chạch làm sạch bỏ ruột cho vào nồi, cho gừng, táo tàu và nước ninh nhừu. Ăn cả cái và nước chia 2 lần. Ăn 10 ngày là 1 đợt.
Tê thấp phong hàn: gừng tươi, ma hoàng, lá ngải cứu già đều 60g. Cho các vị vào nồi nước đun sôi rồi bỏ ra. Dùng khăn nhúng nước này chà xát nóng toàn thân và xông nơi tê thấp.
Tay chân tê thấp: gừng tươi 30g, hành 1 nắm, xuyên khung 30g. Tất cả cho vào ấm sắc đem xông tay chân đau tê.
Khớp gối sưng to, đau, đi lại khó: dùng nước gừng tươi nửa bát, bồ kết bỏ hạt 1 quả, mang tiêu 30g, ngũ vị tử 30g, đường cát đỏ 30g, rượu 1 lít. Bồ kết, mang tiêu, ngũ vị tử, đường cát đỏ nghiền nhỏ, cho nước gừng vào trộn đều rồi cho rượu vào trộn tiếp, bôi chỗ đau.
Vai viêm đau: gừng tươi 10g, hành củ 60g, xơ mướp 20g. Tất cả giã nhỏ cho một ít rượu vào trộn đều đắp chỗ đau. Băng lại. Cách ngày thay 1 lần.
Đau lưng: gừng tươi 60g, hương phụ 150g, muối 6g. Gừng giã nát, lấy nước ngâm hương phụ 1 đêm rồi sao vàng tán nhỏ, cho muối vào trộn đều xát vào răng vài lần sẽ hết đau lưng.
Đau bắp chân bàn chân, chân sưng nặng nề: gừng tươi 3 lát, thương truật 6g, hoàng bá 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Ngoài ra, gừng trị nhức đầu.
Đau đầu: dùng gừng tươi hạt cải củ, hai thứ bằng nhau, một chút xạ hương. Gừng hạt cải củ giã vắt lấy nước cho ít xạ hương vào, nhỏ vào mũi; khỏi đau đầu ngay.
Đau nửa đầu (thiên đầu thống): gừng tươi 60g luộc chín, giã nát đắp huyệt dũng tuyền (vị trí dưới lòng bàn chân, ở điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân thứ 2 và giữa bờ sau gót chân, lỗ hõm dưới bàn chân). Đau đầu bên trái thì đắp chân bên phải và ngược lại. Băng chặt.
Lương y: Minh Chánh

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.