.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Giải thoát chính mình khỏi trò chơi đổ lỗi

Ảnh: Fotolia
Ảnh: Fotolia
Chúng ta nợ Albert Ellis một lòng biết ơn. Cuốn sách A New Guide for Rational Living (Kim chỉ nam cho một cuộc sống lý trí) của ông đã tiết lộ những điều “phải làm” trong cuộc sống của mỗi người. Ông cho rằng chúng ta có thể làm giảm hiệu quả công việc với những từ như: nên, phải, cần phải. Chẳng hạn như:
  1. Tôi phải đến phòng tập gym và tập luyện.
  2. Chúng ta cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.
  3. Anh ấy không nên nói với tôi như vậy.
  4. Bạn nên chú tâm hơn vào công việc.
  5. Chúng ta phải cắt giảm nhân sự vì tình hình kinh tế khó khăn.
  6. Chúng ta phải tăng thuế – không còn lựa chọn nào khác.
Hành vi của chúng ta hôm nay, một mặt chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi quá khứ, mặt khác đó là kết quả trực tiếp từ những quyết định của ta ở hiện tại. Điều này đặc biệt rõ ràng khi chúng ta nói với chính ta về bản thân mình.

Hành vi của chúng ta hôm nay, một mặt chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi quá khứ, mặt khác đó là kết quả trực tiếp từ những quyết định hiện tại của ta.

Khi một người nói: “Tôi phải đến phòng tập gym”. Họ ngụ ý rằng họ không có lựa chọn nào khác.
Nếu bạn là thành viên của câu lạc bộ thể dục, liệu bạn có bắt buộc phải tập luyện không? Không! Nếu bạn ở trên cương vị của một nhà cầm quyền, liệu bạn có bắt buộc phải tăng thuế không? Không!
Đa số mọi người đều cho rằng luận điểm này là đúng, nhưng đồng thời cũng đưa ra câu hỏi: “Tại sao phải quan trọng hóa vấn đề? Có gì khác nhau khi tôi dùng từ “nên” và “phải” ? Chẳng có hại gì cả. Hơn nữa, mọi người đều hiểu ý tôi muốn nói là gì”.
Phản ứng này khiến tôi nhớ đến câu chuyện về hai anh chàng cao bồi nọ. Một người cởi giày ra bèn thở dài: “Đôi giày này chật quá”. Vài ngày sau, người bạn kia bèn hỏi: “Nếu đôi giày này chật quá thì sao anh không kiếm đôi khác rộng hơn mà đi?”, anh này trả lời: “Mình có thể nhưng mình thấy rất tuyệt khi cởi chúng ra thế này!”(Rất logic phải không?).
Tôi học được sự quan trọng của việc loại bỏ hai từ “nên” và “phải” khi lên lớp giảng bài về Dale Carnegie. Giảng viên thường có thói quen mà tôi gọi là “lên lớp” về tầm quan trọng của việc đọc thêm tài liệu. Nhưng nhiều sinh viên vẫn không hề đọc những cuốn sách được cung cấp. Sau khi đọc tác phẩm của Albert Ellis, tôi liền thay đổi cách tiếp cận. Tôi nói với sinh viên của mình: “Các bạn không cần đọc tài liệu. Các bạn không cần làm gì hết! Bạn sẽ gặt hái được nhiều điều nếu đọc chúng, nhưng các bạn không nhất thiết phải đọc”.

Áp đặt sức mạnh ý chí tự nó đã là một cuộc chiến thất bại, thay vào đó học cách chịu trách nhiệm sẽ giải phóng chúng ta khỏi gọng kìm của trò chơi đổ lỗi.

Kết quả là các sinh viên đọc nhiều hơn. Những giảng viên khác hỏi tôi: “Thầy làm thế nào để sinh viên chịu đọc sách vậy?”. Họ vô cùng bất ngờ trước câu trả lời của tôi: “Tôi bảo họ không cần đọc”.
Hãy kiểm tra phản ứng của bạn trước những phát biểu sau:
  1. Chuyện gì đến sẽ phải đến.
  2. Mọi thứ nên như nó vốn thế.
  3. Mọi thứ đều ở trạng thái mà nó nên tồn tại.
  4. Người ta nên hành động theo cách mà họ nên làm.
Tôi cá là bạn sẽ thấy khó chịu với ít nhất một câu phát biểu. Nếu bạn làm kinh doanh, bạn không nhất thiết phải cung cấp một dịch vụ khách hàng chất lượng, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn làm thế. Đó là một sự lựa chọn chứ không phải là nghĩa vụ.
Tôi đồng tình với khái niệm “vùng thoải mái” của James W. Newman, nhưng tôi thích gọi nó là vùng “quen thuộc” hơn. Có người kể với tôi rằng mỗi ngày anh ta phải uống một lọ thuốc chống loét dạ dày để kiểm soát căng thẳng. Liệu bạn có thể gọi đây là thoải mái không? Hành vi này trở nên quen thuộc chứ không hề thoải mái với anh ta.
Có thể nói vượt qua vùng quen thuộc là một điều cần thiết, nhưng đa số chúng ta cảm thấy quá trình này thật khó chịu. Khi do dự trước những rủi ro có thể gặp phải, chúng ta có thể tự trách bản thân mình thiếu “sức mạnh ý chí” và nói: “Tôi không làm được, tôi không có đủ ý chí để thay đổi”. Áp đặt sức mạnh ý chí tự nó đã là một cuộc chiến thất bại, thay vào đó hãy học cách chịu trách nhiệm. Nó sẽ giải phóng chúng ta khỏi gọng kìm của trò chơi đổ lỗi.
Chúng ta không cần làm điều đó, nhưng sẽ tốt hơn nếu chúng ta làm.
Tác giả: Dave Mather | Dịch giả: Minh Nữ

Những sự thật thú vị về cử chỉ ôm

(Montse PB/Flickr/CC BY)*
Nhà kinh tế học thần kinh Paul Zak còn được biết là “Tiến sĩ Tình Yêu” đã đưa ra lời khuyên rằng chúng ta nên thể hiện cử chỉ ôm ít nhất là 8 lần mỗi ngày để trở nên hạnh phúc hơn và có các mối quan hệ tốt đẹp hơn. Nhà trị liệu tâm lý Virginia Satir cũng đã có câu nói nổi tiếng:
“Chúng ta cần 4 cái ôm mỗi ngày để tồn tại, 8 cái ôm mỗi ngày để duy trì cuộc sống và 12 cái ôm mỗi ngày để có thể lớn lên”.
Đây cũng có thể là “ngưỡng ôm tiêu chuẩn” để cơ thể bạn có thể sản xuất ra một số lượng phong phú oxytocin, là một loại hormone được giải phóng trong cơ thể để đáp lại các động chạm cơ thể. Loại hormone neuropeptide oxytocin được giải phóng từ tuyến yên, là loại hormone tự nhiên trong cơ thể với những tác dụng vô cùng mạnh mẽ cho sức khỏe của bạn.
Đó cũng là lý do tại sao “ôm” – hành động tưởng như đơn giản – lại là cách không ngờ để không chỉ thắt chặt tình thân với những người khác mà còn giúp tăng cường sức khỏe về thể chất và cảm xúc.
Ôm giúp bạn khỏe hơn như thế nào?
Cử chỉ ôm giúp làm tăng lượng “hormone tình yêu” oxytocin. Điều này mang lại các tác động tích cực cho sức khoẻ tim mạch của bạn và nhiều lợi ích khác nữa. Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy những người phụ nữ có huyết áp thấp hơn là những người thường có có những cử chỉ thân mật với người bạn đời của họ.
Một cái ôm khoảng 20 giây và nắm tay nhau khoảng 10 phút cũng có tác dụng làm giảm những tác động có hại do tình trạng căng thẳng gây ra trong đó bao gồm cả tác động lên huyết áp và nhịp tim của bạn. Điều này khá dễ hiểu vì người ta cho rằng hành động ôm giúp làm giảm lượng hormone gây ra căng thẳng như cortisol. Tuy nhiên nghiên cứu còn chỉ ra rằng cử chỉ ôm còn có nhiều tác dụng hơn thế. Như trang Mail Online đã đăng:
“Lớp da có chứa một mạng lưới các trung tâm cảm ứng áp lực vật lý hình quả trứng nhỏ xíu gọi là tiểu thể Pacinian, những trung tâm này có thể cảm nhận những động chạm cơ thể và nó liên kết đến não thông qua dây thần kinh phế vị. Dây thần kinh phế vị chạy quanh cơ thể và nó được kết nối với một số cơ quan trên cơ thể bao gồm cả trái tim. 
Dây thần kinh phế vị này cũng kết nối với các thụ thể hormone oxytocin. Có một giả thuyết là sự kích ứng của dây thần kinh phế vị sẽ làm tăng lượng hormone oxytocin và từ đó dẫn đến hàng loạt các lợi ích về sức khoẻ” Thực hiện một cái ôm 10 giây mỗi ngày có thể dẫn đến các phản ứng sinh hoá và sinh lý trong cơ thể, có tác dụng cải thiện sức khoẻ một cách đáng kể. Theo một nghiên cứu thì những tác dụng cải thiện sức khoẻ này gồm có:
  • — Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
  • — Giảm căng thẳng
  • — Tăng cường hệ miễn dịch
  • — Chống lại nguy cơ nhiễm trùng
  • — Chống lại mệt mỏi
  • — Làm dịu chứng trầm cảm

Vậy liệu pháp điều trị bằng sự ôm ấp, âu yếm có tác dụng không?

Không còn nghi ngờ gì cử chỉ âu yếm, ôm ấp và vuốt ve làm chúng ta cảm thấy thư giãn. Nhà thần kinh học Shekar Raman, bác sĩ Y khoa nói trên tờ Huffington Post:
“Một cái ôm hay vỗ nhẹ vào lưng hay thậm chí là hành động bắt tay thân thiện được xử lý bởi trung tâm “khen thưởng” trong hệ thống thần kinh trung ương, đó là lý do tại sao những cử chỉ như thế lại có tác dụng mạnh mẽ lên tâm lý con người và làm cho chúng ta cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ… Cũng không quan trọng bạn là người thể hiện hay là người nhận cử chỉ đó, bạn càng kết nối với người khác – thậm chí chỉ ở mức độ tiếp xúc cơ thể dù là nhỏ nhất – thì bạn càng cảm thấy hạnh phúc”.
Tuy vậy rất nhiều người đang khao khát những cử chỉ gần gũi này. Một nghiên cứu cho biết có khoảng một phần ba trong số chúng ta không được ôm mỗi ngày trong khi đó có 75% nói họ muốn được ôm nhiều hơn. Từ những kết quả nghiên cứu này và những tác dụng về cảm xúc và sức khoẻ mà cử chỉ ôm mang lại người ta đã mở ra nhiều trung tâm trị liệu bằng sự ôm ấp, âu yếm; ở những nơi như vậy khách hàng có thể được nhận dịch vụ này trong giờ ăn trưa.
Tuy nhiên vấn đề người ta vẫn đang xem xét là liệu việc được ôm ấp từ người lạ có tác dụng giống như của người mà bạn biết và tin tưởng hay không. Trong khi âu yếm với người bạn đời hoặc bạn trai, bạn gái được xem là giúp tăng thêm cảm giác hài lòng trong các mối quan hệ thì có ít nhất một nghiên cứu chỉ ra rằng những cái ôm chỉ có tác dụng tốt khi giữa hai người có sự tin tưởng.
Nhà nghiên cứu đứng đầu công trình này trên thực tế đã có lời cảnh báo với các phong trào “ôm miễn phí” đang phổ biến khắp nơi trên thế giới (trong chiến dịch này những người không quen biết đề nghị được ôm những người khác), ông cho rằng điều này có thể gây cho người khác cảm giác bị đe doạ và thật ra nó lại làm tăng thêm sức ép tâm lý và sự căng thẳng. Tuy nhiên người ta đã phát hiện ra những lợi ích đã được kiểm chứng từ việc ôm ấp vuốt ve con vật nuôi trong nhà và điều này cho thấy thể hiện cử chỉ ôm ấp không nhất thiết là phải giữa người với người thì mới có lợi cho sức khoẻ, thậm chí việc thể hiện cử chỉ ôm ấm vuốt ve với vật nuôi quen thuộc trong nhà cũng có thể mang lại những lợi ích đang kể cho trái tim và sức khoẻ nói chung.
(kevinruss/iStock)
Một cái ôm khoảng 20 giây làm giảm các tác động có hại cho cơ thể do căng thẳng gây ra, trong những tác động có hại đó có cả tác động xấu lên huyết áp và nhịp tim (kevinruss/iStock)

Những sự thật thú vị về cử chỉ ôm

Bạn có biết rằng trung bình người ta dành ra một giờ mỗi tháng cho cử chỉ ôm? Con số này nghe có vẻ không nhiều nhưng khi bạn tính ra là trung bình một lần ôm chỉ kéo dài khoảng ít hơn 10 giây…thì con số lần ôm này quả là rất nhiều!
Trang Happiness Weekly đã lưu trữ rất nhiều sự thật thậm chí còn vui hơn về cử chỉ ôm mà qua đó nêu bật lên những điều thật bất ngờ về cử chỉ động chạm cơ thể này. Lấy ví dụ, một cái ôm trọn cơ thể có thể kích thích hệ thống thần kinh của bạn trong khi làm giảm các cảm giác cô đơn, xoá bỏ sự sợ hãi, củng cố lòng tự trọng, giải toả căng thẳng và thể hiện sự trân trọng, cảm kích.
Nếu bạn có bất cứ sự hồ nghi nào về tầm quan trọng của cử chỉ động chạm cơ thể thì bạn có thể sẽ cần được biết thông tin là những trẻ em không được nhận cử chỉ ôm ấp thường chậm biết đi, nói và đọc. Một cái ôm thật nhanh có tác dụng gần như ngay lập tức cho sức khoẻ, làm chậm nhịp tim và mang lại cảm giác trấn tĩnh đồng thời lại làm cho tâm trạng lạc quan hơn!Thêm một điều thú vị, ôm ấp mang lại lợi ích như nhau cho những người thực hiện nó và người được ôm, nó cho thấy mối quan hệ hai chiều của cử chỉ thân mật này. Cử chỉ động chạm cơ thể thậm chí còn được miêu tả là ngôn ngữ chung của nhân loại mà với nó người ta có thể truyền đạt những cảm xúc khác nhau với độ chính xác đến kinh ngạc. Một nghiên cứu phát hiện rằng chỉ qua cử chỉ động chạm cơ thể cũng có thể thể hiện được các cảm xúc như nóng giận, sợ hãi, ghê sợ, yêu thương, biết ơn và đồng cảm với tỉ lệ chính xác lên đến 83%.

Giờ đây bạn còn có nhiều lý do hơn thể để ôm ai đó hoặc được ai đó ôm 

Cử chỉ ôm ấp là một trong những cách nhanh nhất để kích thích cơ thể giải phóng ra hormone oxytocin, tuyến yên càng tiết ra nhiều oxytocin thì bạn càng xử lý tốt hơn các nhân tố gây căng thẳng trong cuộc sống.
Oxytocin làm giảm lượng hormone gây căng thẳng (chủ yếu là cortisol) mà cơ thể sản xuất ra và oxytocin cũng giúp hạ huyết áp trong khi đương đầu với những tác nhân gây ra lo lắng căng thẳng. Oxytocin đóng vai trò khá quan trọng khi nó giải thích cho việc tại sao những người có nuôi vật nuôi trong nhà lại phục hồi nhanh hơn sau khi bị ốm hay tại sao các cặp đôi lại sống lâu hơn những người độc thân và tại sao những nhóm tương hỗ nhau lại có thể trợ giúp các thành viên trong nhóm bị nghiện ngập hoặc mắc các bệnh mãn tính.
Người ta cũng phát hiện ra oxytocin làm giảm các cơn nghiện ma tuý hay nghiện rượu cũng như chứng nghiện đồ ngọt. Nó thậm chí còn có ảnh hưởng tích cực đối với chứng viêm nhiễm và làm lành vết thương. Ngoài ra những cái ôm thường xuyên thậm chí còn có thêm các tác dụng:
  • — Rèn luyện tính kiên nhẫn và thể hiện sự trân trọng, cảm kích
  • — Giúp mở Luân xa Tùng Thái Dương, nhờ đó kích thích tuyến ức hoạt động (điều này có thể giúp cân bằng hoạt động sản xuất các tế bào bạch cầu trong cơ thể bạn)
  • — Kích hoạt dopamine là một loại hormone giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu và serotonin giúp tâm trạng phấn chấn
  • — Cân bằng hệ thần kinh giúp cân bằng tốt hơn hệ thần kinh đối giao cảm
(vitalytitov/iStock)
Người chủ động hành động ôm ấp cũng như người được ôm đều nhận được lợi ích như nhau từ cử chỉ này, tuy nhiên một nghiên cứu đưa ra lời khuyên cái ôm có lợi cho sức khoẻ nhiều nhất phải đến từ người nào đó mà bạn tin tưởng (vitalytitov/iStock)

Bạn có cần một cái ôm thật chặt?

Thường thì một trong những cách để bạn được ôm nhiều hơn là bạn cùng nỗ lực với phía kia để ôm những người thân thiết quanh bạn. Những người này có thể là người bạn đời, con trẻ và các thành viên khác trong gia đình cũng như bạn bè thân thiết của bạn. Nhưng ngay cả hoàn cảnh cuộc sống hiện tại xung quanh bạn không có môi trường để bạn được ôm mỗi ngày, để giúp cơ thể sản xuất đủ lượng hormone oxytocin thường xuyên, thì tin tốt cho bạn là luôn có một vài cách nào đó mà bạn có thể sử dụng một cách lành mạnh để đối phó với căng thẳng và lo lắng.
Với những lợi ích mà bạn đã biết và có thể còn nhiều lợi ích khác mà bạn chưa biết về loại hormone oxytocin mang lại cho sức khoẻ và chất lượng cuộc sống thì điều tốt nhất mà bạn nên làm là đảm bảo bạn đang nuôi dưỡng những mối quan hệ thân thiết, yêu thương và gần gũi, cho dù bạn có đang ở giai đoạn nào của cuộc đời đi nữa. Thêm vào đó, nếu bạn có nuôi thú cưng thì chỉ cần một vài phút chăm sóc cho chó hoặc mèo nuôi trong nhà cũng có thể kích thích cơ thể sản xuất ra hormone “hạnh phúc”, trong đó có oxytocin. Bởi vì sự động chạm vào bất cứ đâu trên cơ thể bạn cũng như những tương tác tích cực và điểm tựa về tâm lý được cho là làm tăng lượng hormone oxytocin nên bạn hãy làm những điều sau đây nhé:
  • — Cầm tay và hôn
  • — Xoa lưng và để người khác xoa lưng
  • — Chăm sóc người khác
  • — Đi massage
  • — Thực hành những liệu pháp sức khoẻ cho tâm trí và cơ thể như các bài tập thở và yoga.
*Hình ảnh minh hoạ “cái ôm” trên nguồn Montse PB/Flick/ CC BY
Tác giả: Joseph Mercola | Dịch giả: Jessica

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.